• Kinh Nghiệm Nhập Hàng
  • Tìm Nguồn Hàng
  • Bài Học Kinh Doanh
  • Xu Hướng Thị Trường
  • Marketing Online
    • Quảng Cáo Facebook
    • Quảng Cáo Google
  • Thông Báo
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho tình trạng dồn ứ hàng hoá ở biên giới Trung Quốc – Việt Nam

Giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho tình trạng dồn ứ hàng hoá ở biên giới Trung Quốc – Việt Nam

14-01-2022

Văn phòng Chính phủ trong thông báo số 08/TB-VPCP vào ngày 10 tháng 1 vừa qua, ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng, đã đưa ra kết luận về tình trạng hàng hoá bị dồn ứ nơi giáp ranh các tỉnh phía Bắc, tình trạng này thường xảy ra vào mùa cao điểm mùa Tết mỗi năm. Theo đó, trong cuộc họp trực tuyến, Phó Thủ tướng đã nêu rõ: Nhằm hỗ trợ việc lưu thông hàng hoá, tăng cường sản xuất cũng như tiêu thụ, xuất khẩu nhóm sản phẩm nông sản, đặc biệt trong hoàn cảnh dịch COVID-19 vẫn còn nhiều rủi ro và nguy cơ do có biến chủng mới xuất hiện, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã gởi văn bản tới các bộ, ban ngành, cơ quan quản lý cấp địa phương để chỉ đạo, liên tục điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế từ tháng 9 năm 2021 (Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021); ngoài ra, tới cuối tháng 12, ông Lê Văn Thành dưới cương vị Phó Thủ tướng CP cũng đã phối hợp với các bộ ban ngành, chính quyền địa phương tổ chức cuộc họp nhằm đưa ra các định hướng nhằm tháo gỡ vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá theo đường biên phía Bắc, phần lớn là các tỉnh giáp ranh Trung Quốc (Thông báo số 350/TB-VPCP).

Sau khi đánh giá tình hình hiện tại ở khu vực cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã gởi thông báo tới các tỉnh giáp ranh Trung Quốc cũng như các bộ bộ ban ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yêu cầu các đơn vị này liên tục có hoạt động chính trị và ngoại giao với phía chính phủ, cơ quan chức năng tương ứng bên phía Trung Quốc qua gởi công hàm hay công thư, cũng như điện đàm nếu không thể trao đổi trực tiếp), từ đó mở ra phương án, nhất trí giữa hai nước về vấn đề thông thương, thời gian mở cửa biên, bố trí thêm thời gian làm việc của các cán bộ, cơ quan liên quan ở khu vực cửa khẩu, mở lại một số cửa khẩu đã đóng.


Đồng thời, với diễn biến hiện tại của dịch Covid-19, không thể chủ quan lơ là bất kỳ lúc nào, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp và đưa ra chỉ dẫn cùng quy định, tiêu chuẩn rõ ràng đáp ứng điều kiện về phòng chống dịch tại khu vực cửa khẩu, cùng phối hợp với Bộ Y tế là Tổng cục  Hải quan (Bộ Tài chính), đồng thời cũng có trao đổi với Trung Quốc trong các quy định về độ phủ vaccine, xét nghiệm nhanh, yêu cầu khử khuẩn hàng hoá,…, đặc biệt lưu ý tại các tỉnh phía Bắc giao dịch trọng điểm như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai. Việc điều phối cán bộ hay chỉ đạo các lực lượng chức năng để báo, kiểm tra theo dõi phương tiện hàng hoá ở cửa khẩu, bớt đi những tình trạng ùn tắc của xe hàng, các địa phương cần có động thái, hành động nhanh và quyết liệt hơn.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu chính là cùng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương để hỗ trợ điều chuyển sản phẩm nông nghiệp bị dồn ứ tiêu thụ quốc nội hay có phương án làm nguyên liệu sản xuất hoặc chế biến cho các nhà máy trong nước.

Đồng thời Bộ Công Thương cần làm việc chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành các hội nghị tại siêu thị hay chợ, các trung tâm thương mại,… nhờ đó có thể sớm tìm được giải pháp cho các sản phẩm đang gặp khó khăn khi xuất đi thị trường ngoài nước.

Không chỉ dừng lại đó, cần có những biện pháp dài lâu cho vấn đề thông thương tại cửa khẩu giữa hai quốc gia, Văn phóng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chủ động làm việc cùng các Bộ ban ngành khác như Bộ Tài chính, GTVT cùng các ban ngành phối hợp thực hiện kiểm tra, quản lý chặt chẽ về tình hình dân cư ở khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc nơi giáp ranh Trung Quốc, có các hình thức để truyền thông cho dân cư để hiểu rõ về tầm quan trọng trong việc thông thương hàng hoá, tăng tỉ lệ xuất nhập khẩu chính quan, từ đó giảm tải cho xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng như tận dụng được các đường vận chuyển khác như đường biển, đường sắt.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của VPCP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hoàn tất kế hoạch quy trình cũng như phân bố quy hoạch các vùng canh tác sản xuất nông sản cũng như thuỷ sản; đồng thời phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hoá; từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.

Với điều này, hy vọng trong năm 2022 tới đây, các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng. NhapHang247 luôn hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong dịch vụ nhập khẩu hàng hoávận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam. Hỗ trợ khách hàng tối đa trong phí dịch vụ, phí vận chuyển với chính sách giao hàng tận nơi hoàn toàn miễn phí mà gần như không dịch vụ mua hàng trung gian nào có, chính sách xử lý khiếu nại rất tốt, NhapHang247 cũng muốn giúp đỡ các đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp trong tình hình mới này. Chúng tôi hiểu những khó khăn mà bất kỳ người làm kinh doanh nào gặp phải trong giai đoạn vừa qua. Cám ơn quý khách hàng đã luôn đồng hành và ủng hộ Nhập Hàng 247 trong suốt thời gian vừa qua.

Nhập Hàng 247 tự hào là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực đặt hàng và vận chuyển hàng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhập Hàng 247 luôn cố gắng từng ngày để cải thiện chất lượng dịch vụ, mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Click "vào đây" để đăng ký tài khoản và được hỗ trợ miễn phí!
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 
Tổng đài: 0247.3000.247

Bình luận
Tạo đơn hàng nhanh
Đặt hàng TRUNG QUỐC Hoặc Cài đặt công cụ đặt hàng
Tỷ giá hiện tại:
Trung Quốc: 3,610.00
Bài viết